Banner top Banner top

Bệnh trào ngược dạ dày có thực sự chữa khỏi được? Bao lâu thì khỏi?

CÔNG TY TNHH LINK PHARMA
Thứ Hai, 01/08/2022

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không? Chữa bao lâu thì khỏi?

Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược các chất trong dạ dày lên vào thực quản của người bệnh, dẫn đến tình trạng khó chịu hay biến chứng . Trào ngược dễ bị tái lại, gây chán nản và tốn kém cho người bệnh. Vì vậy, câu hỏi trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không đang là thắc mắc của không ít người bệnh.

Để trả lời câu hỏi trên, Link Pharma đã tổng hợp bài viết dưới đây, hãy cùng Link Pharma tìm hiểu các thông tin hữu ích này nhé! 

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến  ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản thường có hiện tượng axit dịch vị  trào ngược làm tổn thương thực quản và các cơ quan lân cận. Về lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ  biến chứng nguy hiểm.

Có thực sự trị dứt điểm trào ngược dạ dày?

Đầu tiên phải khẳng định rằng bệnh trào ngược dạ dày  hoàn toàn có thể chữa khỏi với trình độ y khoa hiện tại. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho người bệnh.  Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần ngiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện quản lý lối sống. Nếu như các biện pháp điều trị nội khoa và thay đổi lối sống không đủ hiệu quả, bác sĩ mới tiến hành  Phương pháp phẫu thuật hoặc để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng trở nên nguy hiểm hơn

Cần thời gian bao lâu thì trị dứt điểm được trào ngược dạ dày?

trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không

Nhiều bệnh nhân thắc mắc với bác sĩ “bệnh trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?” Sau khi được giải đáp rằng hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh, các bệnh nhân đều khoăn khoăn là không biết bao lâu thì chữa khỏi được trào ngược dạ dày. Việc chữa bệnh  trào ngược dạ dày thực quản trong bao lâu còn thuộc vào nhiều yếu tố như cấp độ bệnh, cơ địa và tình trạng thực tế của người bệnh. Các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể khác nhau tùy thể trạng của bệnh nhân.Vì vậy,  việc phân loại cấp độ bệnh đáng tin cậy nhất là dựa vào mức độ tổn thương do trào ngược axit trong thực quản, cũng như ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

1. Cấp O

Một số triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua lâu lâu mới xuất hiện. Vì vậy người bệnh thường nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường và bỏ qua chúng.

Với cấp độ này, chúng ta chỉ cần chú ý hơn về chế độ ăn uống và sinh hoạt thì các triệu chứng sẽ không còn xuất hiện nữa

2. Cấp A – Nhẹ

Hầu hết bệnh nhân đều phát hiện bản thân mình mắc bệnh ở giai đoạn này. Người bệnh thường bị ợ chua, ợ chua,  nóng ran và khó chịu vùng thượng vị. Thường xuyên bị trào ngược khiến cho Axit dạ dày tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc thực quản khiến cho niêm mạc xuất hiện loét nhẹ, sưng họng tạo cảm giác vướng dưới cổ họng, tuy nhiên không ảnh hưởng đến việc ăn uống

Ngoài việc điều chỉnh và thay đổi lối sống để giảm thiểu tình trạng trào ngược,  người bệnh sẽ phải kết hợp sử dụng một số loại thuốc trung hòa axit dạ dày được chỉ định, tránh cho axit ăn mòn thực quản và lành các vết loét. Nếu duy trì tốt, bệnh trào ngược sẽ được trị khỏi từ 2-4 ngày.

3. Cấp B – Vừa

Với cấp độ B - vừa, khi các cơn trào ngược kéo dài không được điều trị sẽ khiến tác động của axit lên thực quản càng nhiều, làm cho lớp niêm mạc loét rộng, sâu và dài hơn và bắt đầu viêm.  Các cơn đau rõ rệt hơn khi ăn và nuốt khiến cho người bệnh lười ăn

Ngoài ra, các tác động của trào ngược cũng ảnh hưởng ngoài cả thực quản khiến cho người bệnh bị viêm họng, khản tiếng, ho khan, hen suyễn, đau vùng thượng vị,... Những triệu chứng trên tương đồng với các bệnh tai mũi họng, dễ khiến cho người bệnh nhầm lẫn, tự chữa trị sai phương pháp khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Với cấp độ này, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc mạnh hơn và an toàn khi sử dụng điều trị lâu dài. Các loại thuốc nên sử dụng như thuốc ức chế dạ dày tiết axit( ví dụ như thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn thụ thể histamin H2,...). 

Thời gian điều trị sẽ thường từ 4 - 8 tuần. Nên duy trì điều trị cho hết liều thuốc, tránh trường hợp điều trị được 7-10 ngày, bệnh nhân không thấy trào ngược dạ dày nữa liền ngừng thuốc, dẫn đến tình trạng tăng tiết axit bộc phát, khiến bệnh tái phát nhanh hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

4. Cấp C – Nặng

trào ngược dạ dày thực quản chữa bao lâu thì khỏi

Ở giai đoạn này, niêm mạc trở  nên phù nề  khiến cho người bệnh khó nuốt, nuốt nghẹn,  hẹp thực thực quản, gây ra đau đớn ngay cả khi nuốt thức ăn mềm. Đau âm ỉ vùng thượng vị kéo dài, cả lúc đói và lúc no. Nếu vết loét có tình trạng xuất  huyết, bệnh nhân có thể bị nôn mửa hoặc đi ngoài ra máu (phân đen).

Các biến chứng có thể phát sinh ở giai đoạn này. Vì vậy, bác sĩ

phải xác định chính xác tình trạng bệnh bằng phương pháp nội soi, đo áp lực nhu động thực quả hay theo dõi pH thực quản…

Ở giai đoạn này, nhiều bệnh nhân cần  điều trị liên tục từ 8 đến 12 tuần để ổn định bệnh trào ngược và hồi phục các vết loét ở thực quản. Tuy nhiên, thời gian chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản luôn dựa trên thực tế. Người bệnh phải  kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra cho mình, để những cố gắng bỏ ra không trở nên vô ích.

5. Cấp D – Xuất hiện biến chứng

Biến chứng Barrett thực quản: Tiếp xúc lâu với axit  làm cho lớp niêm mạc của thực quản được thay thế bằng một lớp niêm mạc có cùng màu sắc và thành phần tế bào gần giống thành dạ dày.  Đây là một loại biến chứng tiền ung thư rất nguy hiểm, tỉ lệ hình thành ung thư từ 0.5 đến 10%. Nếu như thực quản biến chứng tế bào chuyển sản hay loạn sản có thể lên đến 40%.

Thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn còn do nhận thức của bệnh nhân, tuy nhiên với sự tiến bộ và hiện đại của y học, người bệnh hoàn toàn yên tâm khỏi bệnh khi  tuân thủ chặt chẽ phác đồ được chỉ định bởi bác sĩ.

6. Cấp M và N

Có một số bệnh nhân đến khám trào ngược khi chưa có tổn thương đáng kể hay thực quản ở tình trạng bình thường. Do đo cấp M(minimal) và N( normal) được bổ sung trong thang đo Los Angeles.

Với cấp M, người bệnh chỉ cần điều chỉnh thói quen sống để tránh tình trạng trào ngược dạ dày phát triển. Với cấp N, người bệnh hoàn toàn yên tâm rằng bản thân không bị trào ngược dạ dày, tuy nhiên cũng nên lưu ý đến thói quen sống để không mắc phải trào ngược dạ dày. 

 

Những gợi ý giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thay đổi lối sống theo hướng tích cực

Có thế nói rằng bệnh trào ngược dạ dày thực quản phần lớn là do lối sống. VIệc ăn uống, ngủ nghỉ bất thường hay thiếu vận động, thường xuyên căng thẳng đều là nguyên nhân làm cho cơ vòng thực quản của người bệnh vận hành thiếu kiểm soát, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.

Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản đạt hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát, một phần lớn phụ thuộc vào sự tự giác điều chỉnh lối sống của người bệnh. Bạn có thể hạn chế tối đa việc tạo điều kiện xuất hiện cơn trào ngược bằng việc:

  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn quá no, không nên vừa ăn vừa uống.

  • Hạn chế các thức ăn kích thích cơ vòng thực quản: thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê, trà đặc. Bỏ hút thuốc.

  • Không nằm ngay sau khi ăn, ăn tối trước giờ ngủ ít nhất 3 giờ.

  • Kê chân đầu giường cao lên 15 cm rất hiệu quả trong kiểm soát trào ngược khi ngủ.

  • Tập thể dục điều độ, nếu béo phì phải giảm cân.

  • Thư giãn tâm lý để hệ thần kinh thực vật kiểm soát việc đóng mở cơ vòng thực quản một cách nhịp nhàng, ổn định.

Kiên trì sử dụng thuốc và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Nhiều bệnh nhân cảm thấy việc điều trị bắt đầu có hiệu quả thì bỏ ngang giữa chừng làm cho bệnh nhanh chóng tái phát. Ngoài ra, việc thay đổi liên tục nơi chữa bệnh thường đòi hỏi phải chẩn đoán lại từ đầu, khiến thời gian và công sức điều trị bị lãng phí.

Điều đó góp phần làm cho người bệnh hoài nghi không biết trào ngược dạ dày thực quản có thực sự chữa khỏi được hay không.

Để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, ngoài yếu tố thứ nhất là điều chỉnh lối sống như đã nói trên, người bệnh cần hợp tác, tin tưởng và tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình của bác sĩ:

  • Uống thuốc đủ, đúng giờ, đúng cách như được hướng dẫn.

  • Thăm khám định kỳ đều đặn để bác sĩ kiểm tra hiệu quả, có những điều chỉnh và dặn dò cần thiết.

  • Nêu đầy đủ các chứng bệnh khác mình đang có hoặc đang điều trị để bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp, tránh gây tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.

  • Không tự ý mua thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ.

  • Trào ngược có thể không biểu hiện rõ ràng ở một số bệnh nhân, hãy đi khám nếu có những triệu chứng nghi ngờ khác.

Mong rằng thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không, trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi của bạn đã được giải đáp thỏa đáng. Hãy luôn nhớ, tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hành lối sống khoa học, bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ không làm phiền bạn được nữa.

 

Viết bình luận của bạn